loading...

Sự kiện nổi bật

Kiến thức cơ bản về nhạc lý dành cho những bạn bắt đầu học Piano

02:46:03 - 03/08/2017 - admin

Trước khi học một loại nhạc cụ nào đó chúng ta thường bắt đầu bằng việc học nhạc lý. Những kiến thức về nhạc lý liên quan đến nhạc cụ đó sẽ giúp chúng ta hiểu nhạc cụ nhiều hơn và quá trình tập luyện, thực hành cũng diễn ra nhanh hơn. Đối với piano cũng vậy có rất nhiều kiến thức về nhạc lý liên quan đến piano mà người chơi piano nào cũng cần nắm rõ, đó là cách đọc nốt nhạc, kí hiệu hợp âm, thứ tự dấu hóa, các chỉ số nhịp cơ bản…

  1. Cách đọc nốt nhạc.

Thông thường bàn phím đàn piano có 88 phím, trong đó có 52 nốt trắng và 36 nốt đen. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đàn piano có những 92 hoặc 97 phím. Nhưng loại 88 phím vẫn là loại thông dụng và phổ biến nhất.

  • Quy luật chung của vị trí các nốt nhạc trên đàn piano.

 

  • Có 7 ký hiệu tương đương với 7 nốt nhạc. Ký hiệu các nốt nhạc được quy ước như sau:
  • C = Do
  • D = Re
  • E = Mi
  • F = Fa
  • G = So
  • A = La
  • B = Si

  • Phím tận cùng bên trái của đàn piano là A, sau đó lần lượt là các phím B C D E F và G, sau đó lại quay về bắt đầu từ A.
  • Các phím trắng thì luôn nằm sát nhaum, các phím đen thì được sắp xếp theo nhóm, nhóm 2 phím và nhóm 3 phím.
  • Phím trắng nằm giữa các nhóm 2 phím đen lúc nào cũng là D. Nốt G và A là các phím trắng nằm giữa các nhóm 3 phím đen.

 

  • Phương pháp dễ dàng để ghi nhớ nốt nhạc cho người mới bắt đầu:

 

  • Ghi nhớ, đọc tên, tập chép và nhìn trên phím đàn các nốt nhạc piano nằm trên dòng kẻ. Sau đó xác định trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ cách nhau 1 phím trắng đàn.
  • Ghi nhớ, đọc tên, tập chép và nhìn trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên khe. Sau đó xác định trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên khe cách nhau 1 phím trắng đàn.

 

  • Phương pháp giúp đọc nốt nhạc trên bản nhạc nhanh hơn:

 

  • Lấy các nốt nhạc mà mình dễ dàng ghi nhớ làm mốc (xác định đúng tên gọi, vị trí trên phím đàn của nốt nhạc này)
  • Quan sát trên bản nhạc những nốt nhạc tiếp theo trên khuông nhạc đi lên hay đi xuống, nằm trên bao nhiêu dòng, bao nhiêu khe, thì ngón tay cũng di chuyển bấm đi lên, đi xuống bấy nhiêu phím đàn.
  • Tập nhìn bản nhạc và di chuyển ngón tay mà không cần nhìn bàn tay.

 

  1. Cách nhớ hợp âm.

  • Kí hiệu hợp âm.
  • C = Do
  • D = Re
  • E = Mi
  • F = Fa
  • G = So
  • A = La
  • B = Si

 

  • Cách đọc tên hợp âm.
  • Các chữ cái in hoa: hợp âm … trưởng.

Ví dụ: C (hợp âm đô trưởng)

  • Có chữ “m” sau các chữ cái in hoa: hợp âm … thứ.

Ví dụ: Cm (hợp âm đô thứ)

  • Có số, dấu thăng, dấu giáng …

Ví dụ: C7 (đô bảy), C9 (đô chin), C# (đô thăng trưởng), Cb (đô giáng trưởng), C#m (đô thăng thứ), C#m7 (đô thăng thứ bảy) …

  1. Thứ tự dấu hóa.

  • Có 2 loại dấu hóa là dấu thăng và dấu giáng.
  • Khoảng cách giữa phím đàn đen và trắng liên tiếp nhau trên đàn là ½ cung.
  • #: dấu thăng (tăng ½ cung)
  • b: dấu giáng (giảm ½ cung)
  • Dấu thăng # (dấu giáng b) cố định xuất hiện ở đầu khuông nhạc đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó tăng lên (giảm xuống) ½ cung.
  • Cách xác định nhanh các nốt tăng lên (giảm xuống) ½ cung dựa vào số lượng dấu thăng (#)/ giáng (b) cố định trên khuông nhạc.

Cách học đánh dàn Piano đơn giản từ chuyển gia chơi đàn Piano

  1. Trường độ nốt nhạc.

  2. Các chỉ số nhịp phổ biến.

Ta có hình ảnh các chỉ số nhịp phổ biến như sau:

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về nhạc lý liên quan đến piano. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn.

Chúc bạn thành công với con đường chinh phục piano của mình.

Ý kiến bạn đọc

Bình luận qua Disqus Facebook