loading...

Sự kiện nổi bật

4 Tục lệ cưới quan trọng trước và sau ngày cưới ở VN

04:39:56 - 14/06/2017 - admin

Việc tổ chức cưới hỏi là một vấn đề rất quan trọng. Từ xưa đến này cho dù cuộc sống đã hiện đại, văn minh hơn rất nhiều thì có những tập tục, nghi thức trong đám cưới hỏi của người dân Việt Nam vẫn không hề thay đổi. Tại mỗi phòng lại có một phong tục khác nhau. Dưới đây là một số các nghi thức nhất thiết phải có trong một đám cưới ở Miền Bắc Việt Nam.

 

  1. Lễ dạm ngõ
Hình ảnh lễ dạm ngõ trước ngày cưới

Hình ảnh lễ dạm ngõ trước ngày cưới

Tục lệ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên của một đám cưới. Đây là một buổi gặp gỡ thân mật giữa gia đình nhà trai và gia đình nhà gái. Tại buổi gặp mặt này 2 gia đình sẽ cùng nhau bàn bạc để tiến đến lễ cưới. Nên đây được coi như là bước đầu tiên trước khi tổ chức một đám cưới.

Cuộc sống đã thay đổi nên phong tục dạm ngõ cùng được tối giản đi rất nhiều. Nhà trai khi đến nhà gái chỉ cần mang một cơi trầu cau, chè, rượu thuốc phủ vải đỏ, một ít bánh kẹo, hoa quả loại ngon là đủ. Các mâm sính lễ mang đến dạm ngõ sẽ được nhà gái mang lên bàn thờ để thắp hương gia tiên cũng như mới các vị gia tiên về chứng giám cho ngày hôm đó.

Việc đón tiếp nhà trai cũng khá đơn giản chỉ cần một ít trà, bánh, kẹo rồi 2 sẽ ngồi xuống để bàn bác những việc liên quan đến đám cưới với nhau: định ngày hỏi, ngàu cưới, thách cưới bao nhiêu…

  1. Lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi là 1 ngày quan trọng để xin phép gia đình tổ tiên được hỏi cháu về làm dâu

Lễ ăn hỏi là 1 ngày quan trọng để xin phép gia đình tổ tiên được hỏi cháu về làm dâu

Đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong đám cưới. Như đã bàn bác trong ngày dạm ngõ đúng ngày đúng giờ nhà trai sẽ mang các tráp trầu cau sang nhà gái để tổ chức ăn hỏi. Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn. Sauk hi nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính công nhận việc gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Trong ngày lễ này, nhà trai phải mang số tráp cưới cũng như số lễ vật mà nhà gái yêu cầu trong ngày nói chuyển trước. Tuy nhiên, ngày nay, phong tục thách cưới đã không còn phổ biến. Nhà trai bắt buộc phải mang số tráp sang nhà gái là số tráp lẻ để tượng trưng cho sự pháp triển, còn đồ sính lễ trong tráp phải là số chẵn ngụ ý việc có đôi có cặp. Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng đẹp đẽ. Và nhất thiết phải được bày vào mâm rồi phủ vải đỏ. Các mâm sính lễ sẽ được nhà gái thỉnh lên bàn thời gia tiên để gia tiên để gia tiên chứng giám việc nhà gái gả con đi cũng như chấp nhận chú rẻ là con cháu trong nhà.

Tuy nhiên, hiện nay để đơn giản hóa phong tục cưới, rất nhiều gia đình đã kết hợp 2 lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi thành một.

  1. Lễ cưới.

Sau khi lễ ăn hỏi kết thúc thì lễ cưới sẽ được diễn ra, tùy thuộc vào ngày lành, tháng tốt mà hai bên gia đình đã thống nhất với nhau.

Nhà trai đến nhà gái rước dâu. nhà trai sẽ phải có một khay trâu để xin dâu cho nhà gái sau đó chú rể mới được lên phòng đón dâu. Lễ cúng gia tiên sẽ được tiến hành tại nhà gái. Sau đó nhà trai xin được phép đón dâu về nhà. Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên sẽ được thực hiện ở nhà trai.

Đây là nghi thức cuối cùng để hai gia đình công bố việc kết hôn của hai con với tất cả mọi người.

  1. Lễ lại mặt 

Trước đây, lễ lại mặt được coi là ngày mà con gái sẽ được quay trở về nhà với bố mẹ vào ngày hôm sau. Đây là nghi lễ cuối cùng trong một đám cưới là là lễ gặp mắt đầu tiên của chú rể trong tư cách là con rể sau khi kết thúc hôn lễ. Trong ngày này, bắt buộc cả cô dâu và chú rể đều phải có mặt. Tuy nhiên, ngày nay, lễ lại mắt không còn được duy trì tại nhiều nơi.

Việc tố chức một đám cưới cần tuân thủ đúng các nghi lễ co như vậy đám cưới mới được coi là trọn vẹn.

Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc

Bình luận qua Disqus Facebook