Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
+ Sổ mũi, viêm mũi, viêm mũi – họng
Sổ mũi là một chứng nhẹ ở trẻ em: thán nhiệt hơi cao hơn bình thường, mũi chảy nước (một chất nhầy lỏng, không màu). Với các cháu lớn, chỉ vài hôm là khỏi. Các cháu bé sơ sinh thì kèm theo một vài hiện tượng như khó ngủ, khó thở làm cho các cháu bú khó (vì khi bú không thở được).
Những thông tin bạn cần biết về bệnh tai mũi họng ở trẻ em
Các bà mẹ có thể dùng các dụng cụ hút nước mũi cho các cháu, thường bán ở các hiệu thuốc; nhỏ mũi cho các cháu bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu.
Viêm mũi-họng là chứng bệnh về mũi nhưng lan từ phần sau của hốc mũi cho tới họng và có các triệu chứng như: chảy nước mũi, có thể sốt cao, thân nhiệt tăng đột ngột nên có thể gây co giật ở các cháu nhỏ, ho, không chịu ăn, ỉa chảy.
Xem thêm: http://benhvienanviet.com/cac-goi-dich-vu-tiem-chung-cho-tre-tai-benh-vien-an-viet/
Để chữa trị cần: nhỏ thuốc mũi cho cháu, cho uống thuốc sốt. Bệnh sẽ khỏi sau vài ngày.
Tuy vậy, bệnh có thể biên chứng như : viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản và phổi. Để chữa những biến chứng này, phải cho cháu uống thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định. Viêm mũi-họng tái phát: Mùa đông, các cháu bé thường bị đi bị lại bệnh viêm mũi-họng, dẫn tới viêm tai khiến các cháu thường xuyên bị ho, sổ mũi, xuống sức và chậm lớn.
Nguyên nhân có thể do: dị ứng, khả năng miễn nhiễm của cơ thể yếu, thiếu chất sắt, thiếu vitamin D. Nhưng, cũng có thể do các điều kiện về khí hậu và nơi ở như: không khí khô tự nhiên hoặc vì sưởi nóng, bụi phấn hoa, sự lây nhiễm giữa các trẻ trong tập thể, khói thuốc lá do người lớn hút trong nhà đóng kín cửa v.v…
– Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Lưu ý, trẻ nhỏ dưới một tuổi, không nên dùng các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh . Hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.
– Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai trẻ.
– Thường xuyên đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để giúp sớm phát hiện những căn bệnh có liên quan đến tai-mũi-họng.
– Để phòng bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh, nên cho bé mặc đồ ấm, chú ý giữ ấm phần cổ và chân. Nên xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và mang tất cho bé, xoa kỹ vùng huyệt dũng tuyền là chỗ lõm giữa 2 gò nổi của ngón chân cái và những ngón còn lại..
Xem thêm: http://benhvienanviet.com/xet-nghiem-men-gan-danh-gia-chuc-nang-gan/
Các tin khác