Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Chậm kinh nguyệt: Kinh nguyệt quá 7 ngày mới có là biểu hiện của hiện tượng chậm kinh. Nếu tình trạng này lặp lại trong nhiều chu kỳ thì bạn nên đi khám.
Kinh nguyệt đến sớm: Tự nhiên chu kỳ gần đây của bạn lại đến sớm hơn, đây là dấu hiệu khá bất thường, nếu sớm hơn 7 ngày hay 1 tháng có 2 lần kinh nguyệt thì như vậy gọi là kinh nguyệt sớm.
Ít kinh nguyệt quá hoặc nhiều quá: Bình thường lượng máu kinh rơi vào khoảng 40-80ml/ chu kỳ tuy nhiên nếu bạn đang bị máu kinh ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh sau 1 giờ và phải thay chúng liên tục thì có thể xét vào bệnh rong kinh. Ngược lại lượng máu kinh ít, chỉ bám chút ở băng vệ sinh hàng ngày, lượng máu ít hơn 20ml/ chu kỳ thì là kinh nguyệt ít. Sự bất thường về lượng máu kinh có thể do những tổn thương ở tử cung hay rối loạn nội tiết trong cơ thể.
Mất kinh: Mất kinh có thể là thứ phát và nguyên phát, những trường hợp mất kinh nguyên phát là từ khi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành cũng không hề có kinh. Mất kinh thứ phát có thể là vấn đề từ rối loạn nội tiết cho đến những tác động từ thủ thuật phụ khoa, những viêm nhiễm hay tác dụng phụ từ thuốc tránh thai…
Màu sắc kinh nguyệt lạ thường: Bình thường kinh nguyệt màu đỏ thẫm, hơi nhày và có mùi tanh, nếu máu kinh nguyệt màu đen hay đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt thì chị em cần theo dõi vì đây là dấu hiệu của bệnh khí hư bất thường.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải dựa trên các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng, mức độ… qua một số phương pháp xét nghiệm như soi âm đạo, soi ổ bụng, soi buồng tử cung… Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.
– Điều trị nội khoa: Có thể điều trị bằng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc kết hợp cả hai nhằm cân bằng hormone, hoạt huyết và điều tiết nội tiết tố, bổ sung khí huyết, đánh tan khí đông, điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định… để trở về trạng thái ban đầu. Thường thì cách điều trị này áp dụng cho các trường hợp mất cân bằng hormone, nội tiết tố gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật và vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, cao tần…) trong các trường hợp là do bệnh lý gây ra như viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung… Đồng thời, áp dụng vật lý trị liệu cũng có thể giải độc tố, cân bằng khí huyết, điều chỉnh Progesterone của nội tiết tố. Từ đó, giúp kinh nguyệt trở về trạng thái ban đầu.
– Điều trị tâm sinh lý: Ngoài nội khoa và ngoại khoa thì điều trị bằng tâm sinh lý cũng mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do tâm, sinh lý gây ra (căng thẳng, mệt mỏi, stress, thiếu ngủ…)
Khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn đã có cách chữa trị hiệu quả hay chưa, hãy cho mình những thông tin hữu ích khi đọc bài viết này bạn nhé!
Tìm hiểu thêm:
Các tin khác