Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Trước khi muốn biết khi trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì thì cha mẹ cũng nên có những kiến thức cần thiết về căn bệnh này. Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ bị tay chân miệng thường lười ăn hoặc bỏ ăn do các vết loét ở trong niêm mạc miệng gây ra, khiến con đau đớn, không muốn ăn uống gì.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
Xem thêm triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại đây: https://pacifichealthcare.vn/dau-hieu-tre-bi-tay-chan-mieng.html
Bệnh tay chân miệng gây ra những vết loét trong miệng của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, đau họng và rất khó chịu. Do đó, trẻ hay quấy khóc, không chịu ăn uống vì thế mà dễ bị sụt cân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc cha mẹ để giúp con mau chóng khỏi bệnh.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì là thắc mắc của hầu hết các bậc phụ huynh có con nhỏ. Khi bị tay chân miệng do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn nên trẻ thường rất biếng ăn, có thể bỏ ăn, trẻ thường quấy khóc nên dễ sụt cân, vì thế, cha mẹ nên quan tâm trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì:
+ Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì đó là tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng và quá nóng, nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ ăn như cháo bột vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng, nên để thức ăn nguội hoặc hơi ấm rồi cho con ăn vì thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.
+ Mẹ nên cho trẻ ăn đủ bữa (3 – 5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.
Khi trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để mau khỏi bệnh
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ
+ Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát.
+ Ngoài việc quan tâm trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì thì các mẹ cũng nên lưu ý tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ, không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
+ Đối với trẻ còn bú mẹ thì cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh
+ Khi trẻ bị tay chân miệng ngoài việc quan tâm trẻ bị tay chân miệng ăn gì, làm sao để có chế độ ăn hợp lý cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì. Hy vọng, những thông tin trên có thể giúp các bậc cha mẹ có những kiến thức cơ bản để có thể chăm sóc khi con bị bệnh. Cách tốt nhất giúp con mau chóng khỏi bệnh là cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Các tin khác